Đối với người lớn tuổi chúng ta cần có thái độ lịch sự, tôn trọng khi giao tiếp do đó chúng ta đặc biệt lưu ý khi giao tiếp với người lớn tuổi từ lời nói cho đến hành động. Bài viết này raovatgiadinh chia sẻ đến các bạn một số lưu ý, cùng theo dõi bài viết.
Cách hỏi thăm người lớn tuổi – nên lưu ý chọn đúng giờ, đúng thời điểm
Hỏi thăm người lớn tuổi là việc bạn cần làm thường xuyên nếu muốn có một mối quan hệ tốt với họ. Ghé thăm người lớn tuổi thường xuyên là cách hỏi thăm thường được áp dụng.
Tuy nhiên nếu bạn ghé thăm không đúng thời điểm thì rất có thể bị ghét và làm bạn mất điểm với những người lớn tuổi đấy. Thời điểm ghé thăm không phù hợp sẽ khiến người lớn tuổi cảm thấy bạn thật phiền phức và vô duyên.
Cần chú ý thời điểm ghé thăm sao cho phù hợp nhé.
- Ghé thăm vào ngày thường với những người có đông con cháu hay tụ họp cuối tuần sẽ giúp bạn có thể trò chuyện nhiều hơn và làm cuộc thăm viếng trở nên ý nghĩa hơn. Dù là với bất cứ người lớn tuổi nào thì đây cũng là điều bạn cần lưu tâm để tránh không làm phiền cuộc sống riêng của họ.
- Tránh ghé thăm vào các khoảng thời gian nhạy cảm như bữa ăn, giờ nghỉ trưa để không làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình. Ghé thăm vào những thời điểm đó bạn sẽ trở thành một vị khách vô duyên đấy.
- Bạn cũng đừng tới thăm quá lâu bởi sức khỏe của người lớn tuổi sẽ khó mà đáp ứng được cuộc nói chuyện trong thời gian dài. Với bất cứ người lớn tuổi nào cũng vậy, thời gian ngồi lâu sẽ khiến họ mệt mỏi và không còn muốn gặp lại bạn nữa đâu.
Ngoài cách ghé thăm, bạn còn có thể thể hiện sự quan tâm bằng cách hỏi thăm người lớn qua điện thoại.
Với cách này, bạn không cần tốn quá nhiều thời gian nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những người lớn tuổi.
Cách ứng xử khi giao tiếp với người lớn tuổi – bạn nên học hỏi
Ứng xử khi giao tiếp với người lớn tuổi là điều vô cùng khó cho các bạn trẻ ngày nay do sự khác biệt về lối sống. Bạn rất dễ bị cho là bất kính, hỗn láo và khiến mối quan hệ của bạn với họ trở nên xấu đi.
Dưới đây là một vài nguyên tắc về cách ứng xử với người lớn tuổi, hãy tham khảo nhé!
- Luôn thể hiện sự kính trọng khi giao tiếp với người lớn tuổi: Đây là điều bạn không được phép quên, vì chỉ một chi tiết nhỏ cũng có thể khiến người lớn cho là bạn thiếu kính trọng với mình đấy. Bạn sẽ cần phải học cách bắt tay trong giao tiếp để biết cách ứng xử đúng với người lớn tuổi. Sự kính trọng sẽ giúp hình ảnh của bạn trong mắt người lớn tuổi trở nên đẹp hơn rất nhiều.
- Học cách lắng nghe khi giao tiếp: Người lớn tuổi mong muốn những người trẻ lắng nghe những chia sẻ của họ, những kinh nghiệm họ đã trải qua. Bạn có thể thấy họ say sưa như thế nào khi nói và thấy rõ sự hồ hởi trong ánh mắt khi họ biết bạn đang lắng nghe. Cách giao tiếp với người lớn tuổi tốt nhất đó là hãy học cách lắng nghe họ!
- Bày tỏ quan điểm đối chiều một cách khéo léo: Đây là lỗi mà hầu như bạn trẻ nào cũng gặp phải khi giao tiếp do chưa biết cách kiểm soát cảm xúc và kiềm chế được cái tôi của bản thân. Không phải ý kiến của bạn không đúng mà bạn nên học cách bày tỏ ý kiến đó cho phù hợp với cuộc giao tiếp.
>> Xem thêm: Kỹ năng hay giao tiếp với đồng nghiệp dành cho bạn
Cách tặng quà người lớn tuổi – chọn đúng cách sẽ làm người lớn tuổi rất vui
Cách giao tiếp với người lớn tuổi thông qua việc tặng quà là việc làm hiệu quả nhất để bạn duy trì mối quan hệ với họ.
Với người lớn tuổi thì giá trị món quà không quan trọng bằng cách tặng quà, bởi vậy bạn hãy thật chú ý khi tặng quà cho họ nhé.
- Hãy nghiên cứu trước về sở thích cá nhân của người được tặng. Điều này sẽ đảm bảo món quà bạn tặng được người nhận yêu thích và hài lòng.
- Không quá quan trọng giá trị của món quà mà thay vào đó hãy tập trung vào ý nghĩa món quà. Hãy chọn những món quà mang ý nghĩa với người được tặng thay vì một món đồ đắt tiền.
- Một tấm thiệp đi kèm với những lời chúc chân thành sẽ vô cùng ý nghĩa nhé các bạn trẻ.
Tất cả những điều trên bạn hãy ghi nhớ và thực hiện khi muốn tặng quà cho người lớn tuổi nhé.
Chủ đề nói chuyện với người lớn tuổi – bạn nên lưu ý để tránh làm mất lòng người lớn
- Các chủ đề hàng ngày của người lớn tuổi: Điều này không chỉ giúp người lớn tuổi có “đất” khi nói chuyện với bạn mà còn mang đến cảm giác bạn đang quan tâm đến họ. Nhu cầu chia sẻ của người lớn tuổi là rất lớn tuy nhiên ít ai quan tâm tới điều này bởi vậy nếu bạn nói về những điều gần gũi mà họ quan tâm thì bạn quả là một người “bạn” tuyệt vời. Những chủ đề bạn có thể nói chuyện với người lớn tuổi như: hỏi thăm sức khỏe, gia đình, các hoạt động gần đây của họ như du lịch, thăm hỏi…
- Các chủ đề về quá khứ: Người lớn tuổi rất thích kể về những điều trong quá khứ, những chuyện tưởng như nhỏ nhặt, xa xôi nhưng với họ lại là những điều vô cùng ý nghĩa. Vậy còn gì tuyệt vời hơn việc bạn lắng nghe tất cả những điều ấy? Ngoài ra sự lắng nghe cũng cho thấy bạn rất tôn trọng những lời nói của họ. Sự lắng nghe khi nói chuyện với người lớn tuổi là điều cần thiết trong bất cứ trường hợp nào bởi vậy bạn hãy ghi nhớ. Tuy nhiên cần chú ý lắng nghe nhưng phải tập chung, nếu bạn không tập chung vào câu chuyện của họ thì điều này sẽ chẳng có ý nghĩa gì.
- Hỏi ý kiến người lớn tuổi: Người lớn tuổi sẽ rất vui nếu bạn hỏi ý kiến họ về một vấn đề gì đó bởi như thế cho thấy họ là một người quan trọng với bạn. Cách này bạn có thể áp dụng với những người thân thiết như: ông bà, người thân… Tuy nhiên cần chú ý đừng hỏi về những điều mà họ không thể giúp bạn như: công nghệ, smartphone… Thay vào đó những câu hỏi về cuộc sống, cách đối nhân xử thế sẽ hợp lý hơn.
Cách bắt chuyện với người lớn tuổi – mấu chốt để bạn chứng tỏ sự lịch sự của mình với người lớn
Kỹ năng bắt chuyện với người lớn tuổi sẽ quyết định việc bạn có thể trở thành “bạn” với người đó hay không? Nếu bạn không có kỹ năng giao tiếp tốt thì sẽ rất dễ bị ác cảm và khó có thể làm bạn với họ đấy.
Bởi vậy để bắt chuyện và tạo ấn tượng tốt đẹp ngay từ đầu bạn không thể quên 2 nguyên tắc sau:
- “Lời chào cao hơn mâm cỗ” : khi muốn bắt chuyện với người lớn tuổi bạn không được phép quên chào hỏi. Cần thể hiện được sự kính trọng trong lời chào, như thế là bạn đã có một điểm cộng đầu tiên rồi. Cách này được áp dụng trong mọi trường hợp và là điểm cộng cho bất cứ ai muốn làm quen với người lớn tuổi.
- Thể hiện sự quan tậm đến họ: Những câu hỏi kiểu như: “ông/bà đang làm gì thế ạ?” tưởng như rất vô vị với người trẻ thì lại vô cùng ý nghĩa với người già vì nó cho thấy bạn đang rất quan tâm đến họ. Mà với người già sự quan tâm là điều rất quý giá. Đây là cách để bạn có thể làm quen và tăng độ thân thiết với người lớn tuổi. Tuy nhiên cần chú ý thái độ của mình, đừng tỏ ra quá thân thiết sẽ làm họ e ngại và phản tác dụng nhé.
Bài viết trên đây đã tổng hợp một số lưu ý khi giao tiếp với người lớn tuổi vừa lịch sự, lại tôn trọng người lớn.