Một năm có 3 ngày Tết nên ai cũng muốn đủ đầy. Mẹ là người mua sắm chính trong nhà nên mẹ sẽ rất đau đầu khi cân đối các khoản mua sắm và chi ra ngày Tết. Raovatgiadinh chia sẻ đến các bạn bài viết Bỏ túi bí kiếp chi tiêu tiết kiệm dịp Tết dành cho các mẹ, các mẹ có thể tham khảo.
Mua sắm thông minh – yếu tố quyết định tiết kiệm khoản chi tiêu
Là một người tiêu dùng thông minh, các bà nội trợ nên ưu tiên những thứ quan trọng hơn cả, loại bỏ bớt những mặt hàng ít cần thiết hơn. Thông thường, bảng danh sách những thứ cần mua trong dịp Tết sẽ gồm rất nhiều mặt hàng như bánh kẹo, đồ trang trí, thực phẩm tươi và khô, đồ gia dụng, quần áo…
Tuy nhiên, để tiết kiệm chi tiêu ngày tết, các bà nội trợ có thể chia những khoản cần chi tiêu trong Tết thành năm loại cụ thể để dễ dàng quản lý, đó là: chi phí mua sắm thực phẩm, rượu bia, bánh kẹo, hoa quả; chi phí trang trí nhà cửa (như mua cây đào, quất…); chi phí mua quần áo mới, đồ đạc mới; tiền lì xì; khoản quà biếu người thân hai bên nội ngoại.
Vì thế, trước tiên, người mua cần liệt kê những thứ cần mua theo độ quan trọng và tính cần thiết giảm dần. Cần phải ưu tiên những thứ thiết yếu lên hàng đầu trong danh sách cần mua. Sau đó, phải dự tính khoản chi tiêu cho từng món đồ và cân đối lại với túi tiền của mình.
Khi đi mua, các mặt hàng có thể cao giá hơn nhiều so với dự chi của mình. Vì vậy, hãy chú trọng mua sắm những mặt hàng ưu tiên và giảm bớt đi những món đồ ít quan trọng hơn để tiết kiệm chi tiêu dịp Tết.
Sắm tết sớm – vừa mua đồ ngon lại không bị vướng vào giá cả leo thang
Vào những ngày giáp Tết, các loại như hoa quả, đồ uống thường cao gấp nhiều lần so với những ngày trước đó.
Vì vậy, người tiêu dùng nên tranh thủ đi sắm những thứ thiết yếu trước khoảng vài tuần hoặc 1, 2 tháng để tránh được việc phải chen lấn xô đẩy khi mua hàng và không phải chịu giá “cắt cổ” vào những ngày Tết cận kề.
Theo đó, những thực phẩm cho ngày Tết bảo quản và dự trữ được lâu như bánh kẹo, quà Tết, đồ trang trí, rượu bia… nên được mua sắm từ sớm còn những loại thực phẩm thì mua một tuần trước Tết.
Nên làm các món truyền thống tại nhà vừa an toàn lại tiết kiệm
Để tiết kiệm, nhiều người chuẩn bị đồ ăn dự trữ thay vì mua ngoài.
Mặc dù trên thị trường luôn bày bán sắn rất nhiều các món ăn truyền thống trong dịp Tết như mứt, bánh, củ kiệu, dưa hành muối chua, bánh chưng, bánh tét… nhưng để tiết kiệm chi phí, nhiều người đã tự chuẩn bị những món ăn này cho gia đình.
Việc chuẩn bị thực phẩm dịp Tết, không dùng đồ mua sẵn vừa là dịp cho chị em đảm đang trổ tài nội trợ vừa có thể đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và tiết kiệm chi tiêu một khoản đáng kể.
Ngoài ra, việc tự chuẩn bị thực phẩm cho ngày tết còn làm cho không khí cả gia đình trở nên ấm cúng, yêu thương và đáng nhớ hơn.
Lên kế hoạch chi tiêu dịp Tết theo từng mục ưu tiên
Đây là một trong những mẹo chi tiêu tiết kiệm trong ngày Tết đơn giản mà các bà nội trợ nên làm khi có dự định mua sắm Tết. Việc này sẽ giúp người tiêu dùng cân đối được chi tiêu và tránh mua sắm những thứ đồ không cần thiết.
Vì thế, nếu không lên kế hoạch mua sắm trong dịp tết với những thứ như quà Tết, tiền lì xì, quần áo, vật dụng mới trong nhà chắc chắn sẽ khiến các bà nội trợ bối rối khi không biết mình đã mua gì và chưa mua gì khi tiền đã gần cạn.
Theo đó, với danh sách cụ thể và chi tiết những đồ cần mua sắm, bạn còn có thể mua đầy đủ những thứ cần chuẩn bị Tết cho gia đình.
Trong quá trình mua sắm, các bà nội trợ có thể bổ sung thêm hoặc bớt những món đồ trong danh sách.
Ngoài ra, cũng nên dựa trên thu nhập và túi tiền hiện có để điều chỉnh bảng danh sách chi tiêu Tết một cách hợp lý.
Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết
Để tiết kiệm chi tiêu, các gia đình nên tận dụng các dụng cụ cũ như khay đựng mứt, bánh kẹo vẫn còn dùng tốt.
Vì thế, không nên đổi một cái mới chỉ vì mẫu mã của nó nhìn đẹp, sang trọng hơn cái ở nhà. Ngoài ra, người tiêu dùng phải luôn nhớ tiêu chí “bớt và giản tiện”.
Chỉ mua những thứ cần thiết, không thêm, không mua quá nhiều.
Các bà nội trợ cũng rút kinh nghiệm từ dịp Tết trước về những khoản đã phung phí để năm nay giảm bớt.
Tìm đến mua đồ tại chợ đầu mối sẽ giúp các mẹ tiết kiệm được khoản kha khá
Việc sắm Tết ở đâu cũng quyết định việc người tiêu dùng phải chi bao nhiêu tiền.
Nếu phải lên thành phố làm việc và Tết đến phải về quê thì người tiêu dùng có thể đặt người quen và mua những thực phẩm thiết yếu như gà, giò, chả… thay vì mua tại các siêu thị, giá cả thường cao hơn.
>>> Xem thêm: lời khuyên vàng giúp tiết kiệm khi nuôi con nhỏ – mẹ bỉm nên bỏ túi
Gần Tết các hãng đua nhau khuyến mãi, mẹ nên canh để mua được đồ sale
Mỗi dịp Tết đến, các gia đình lại “đầu tư” không ít vào việc mua sắm những đồ gia dụng thiết yếu như ti vi, tủ lạnh, lò vi sóng, đầu đĩa, loa đài, điện thoại…
Để tiết kiệm chi tiêu cho những vật dụng này, chị em cũng nên tranh thủ “săn” các chương trình khuyến mại của các siêu thị, cửa hàng điện máy để mua sắm giá rẻ cho gia đình những thứ cần thiết.
Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng phải thật tỉnh táo, không nên bị cuốn vào những chiêu khuyến mại của siêu thị. Vì thế, hãy mang theo bản danh sách những thứ cần mua và lựa chọn mua các mặt hàng một cách thông minh.
Trên đây là tổng hợp Bỏ túi bí kiếp chi tiêu tiết kiệm dịp Tết dành cho các mẹ