Dạy con từ thuở còn thơ, ngay từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống thường ngày bố mẹ nên rèn cho con ngay từ nhỏ. Bài viết này raovatgiadinh chia sẻ một số phép lịch sự khi ngồi ăn bố mẹ nên dạy con ngay từ nhỏ.
1. Biết nói cám ơn và không chê đồ ăn – dạy con biết cách tôn trọng người khác từ bàn ăn
- Bạn cần dạy con biết trân trọng công sức của người đã vất vả nấu ra những món ăn, bằng cách nói cám ơn và không chê bai đồ ăn.
- Việc chê đồ ăn không ngon sẽ khiến người nấu cảm thấy không vui, và bữa ăn trở nên nặng nề.
- Nếu bạn không dạy con điều này từ sớm, thì lớn lên con sẽ tự cho mình quyền chê bai và coi nhẹ công sức lao động của người khác.
- Điều này không tốt chút nào cho sự phát triển nhân cách của trẻ.Nuôi con chưa bao giờ là việc đơn giản. Đừng nghĩ rằng chỉ cần con ăn ngon, ăn nhiều và lớn lên khỏe mạnh là đủ.
- Rèn luyện nhân cách, tính kỷ luật ngay từ bé để con lớn lên trở thành người có ích và được người khác tôn trọng cũng rất cần thiết.
2. Lời mời trước bữa ăn – phép lịch sự tối thiểu khi ngồi ăn bố mẹ nên dạy con
- Khi con đã biết nói và bắt đầu ngồi dùng bữa với cả nhà, bạn nên dạy con phải có lời mới với người lớn tuổi trước khi ăn cơm như mời ông bà, bố mẹ, anh chị…
- Đây là phép lịch sự cơ bản và quan trọng nhất trên mâm cơm. Bạn nên dạy con điều này sớm nhất có thể, để hình thành thói quen ăn uống tốt cho trẻ.
3. Những hành động không được làm khi ăn – dạy bé phép lịch sự thông qua một số hành động
- Khi ngồi ăn, có những “luật bất thành văn” mà chúng ta cần tuân thủ để giữ phép lịch sự và không gây khó chịu cho những người xung quanh, giúp cho không khí bữa ăn luôn vui vẻ và ngon miệng.
- Những quy tắc này mẹ cũng cần dạy cho bé. Bạn cũng nên nhắc nhở con thường xuyên ngay khi bé vi phạm để con không bị quên và tái phạm.
- Không chống tay khi ăn.
- Không chép miệng khi ăn.
- Không vừa ăn và nói khi miệng còn đầy thức ăn.
- Không nhai tóp tép hoặc nuốt thức ăn có tiếng ừng ực.
- Cầm bát lên khi gắp thức ăn vào miệng.
- Không nghịch thiết bị điện tử khi ngồi vào bàn ăn.
- Không dùng đũa khoắng vào bát canh.
- Khi chấm thức ăn không nên nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.
- Không dùng đầu đũa mình đang ăn để gắp thức ăn cho người khác.
- Sau khi múc canh phải đặt úp thìa xuống, không được để ngửa thìa, hoặc để thìa nổi trên bát canh.
>> Xem thêm: Giáo dục con bằng lời nói – phương pháp dạy con hay nên học hỏi
4. Nhờ người khác lấy hộ thức ăn – phép lịch sự khi ngồi ăn giúp người khác không cảm thấy khó chịu nên dạy bé
- Nếu đĩa thức ăn con muốn ăn ở xa tầm với, bạn hãy dạy bé nên nhờ người ngồi gần lấy giúp thức ăn, thay vì rướn người lên để lấy. Bởi khi rướn người lên có thể ảnh hưởng đến người ngồi bên cạnh, sẽ rất mất lịch sự.
- Không những vậy, việc cố rướn người lên để lấy thức ăn có thể khiến đồ ăn rơi vãi ra xung quanh, gây mất vệ sinh và khiến người khác khó chịu.
5. Tư thế ngồi ăn lịch sự – giải thích lợi ích khi ngồi ăn đúng tư thế cho bé
- Trẻ nhỏ rất hiếu động nên thường thích ngồi những tư thế mà con cảm thấy thoải mái như gác chân lên ghế, vừa quỳ vừa ăn, ngồi xổm khi ăn.
- Cha mẹ nên rèn cho con ngồi đúng tư thế khi ăn từ nhỏ, bởi những tư thế kể trên rất có hại cho việc tiêu hóa thức ăn. Ngồi lâu ngày sẽ thành thói quen và khiến con trở nên bất lịch sự khi ăn ở nơi đông người.
- Bạn nên dạy con ngồi ngay ngắn, thẳng lưng và thả lỏng trong khi ăn. Tư thế ngồi đúng giúp thức ăn được tiêu hóa một cách dễ dàng, phòng tránh được các căn bệnh về tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng…
6. Biết để khăn ăn vào lòng – tạo được thiện cảm và ấn tượng của người khác dành cho bé
- Khi đi ăn tại nhà hàng, hoặc khi tham dự những bữa tiệc cưới, tiệc sinh nhật… bạn hãy dạy con biết để khăn ăn vào trong lòng.
- Đây cũng là một trong những phép lịch sự cần thiết khi ăn uống. Khăn ăn sẽ giúp hứng những thức ăn bị rơi vãi trong quá trình ăn, tránh cho quần áo không bị rây bẩn.
- Điều này không chỉ giúp giữ vệ sinh cho bé, mà còn tạo được cái nhìn thiện cảm từ người khác tới con của bạn.
Trên đây là những phép lịch sự khi ngồi ăn bố mẹ dạy bé từ khi còn nhỏ để hình thành thói quen, tính cách tốt cho bé.