Để phát triển kỹ năng đàm phán – bạn cần lưu ý gì

by Trang web mặc định

Để đạt được một buổi đàm phán thành công bạn cần có sự kết hợp nhiều kỹ năng. Bài viết này raovatgiadinh chia sẻ đến các bạn một số lưu ý cần luyện tập để phát triển kỹ năng đàm phán cho bản thân cũng như đem lại hiệu quả công việc cho tập thể.

Tích cực lắng nghe – kỹ năng đàm phán bạn nên luyện tập

Thành công lớn trong các buổi đàm phán đến từ quá trình lắng nghe nhau của các bên tham gia.

Điều này thực sự quan trọng vì nó giúp tìm ra giải pháp có lợi cho đôi bên trong cuộc họp.

Thay vì tốn thời gian để giải thích, thể hiện quan điểm của mình, các nhà đàm phán sẽ dành nhiều thời gian lắng nghe các bên khác.

Kiểm soát cảm xúc – giúp bạn có cơ hội cho những lần sau nếu lần đầu không thành công

Người có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình sẽ chiếm ưu thế trong quá trình đàm phán. Các vấn đề gây tranh cãi trong quá trình họp có thể làm bạn cảm thấy bực bội, nhưng hãy luôn nhớ rằng việc thể hiện cảm xúc cá nhân lúc đó có thể dẫn đến kết quả không như mong muốn.

Ví dụ, đàm phán để tăng lương; nếu không đạt được mức lương như ý, việc bạn thể hiện sự thất vọng lúc này có thể gây ấn tượng không tốt với quản lý của bạn.

Kỹ năng đàm phán rất quan trọng trong quá trình phấn đấu vì sự nghiệp cá nhân.

Bạn nên có sự chuẩn bị kỹ càng về tâm lý khi đứng trước những lần đàm phán quan trọng như vậy.

Có khả năng ra quyết định – kỹ năng dành cho quản lý khi đàm phán

Các nhà lãnh đạo là những người thường xuyên tham gia vào những cuộc đàm phán, do đó đòi hỏi họ phải có những hành động và những quyết định dứt khoát trong quá trình này.

Đây là điều cần thiết để có được những thỏa hiệp nhanh chóng, đặc biệt quan trọng trong việc chấm dứt bế tắc trong những thời điểm quan trọng.

Duy trì bầu không khí tích cực – vô cùng quan trọng trong các cuộc đàm phán

businessman shaking hands to seal a deal with his partner

Duy trì những mối quan hệ công việc tốt với những người tham gia vào quá trình đàm phán là một việc làm thông minh và mang lại hiệu quả cao.

Với sự kiên nhẫn và khả năng thuyết phục người khác, các nhà đàm phán giỏi giúp duy trì một bầu không khí tích cực. Điều này được phát huy rõ nhất là trong những cuộc đàm phán khó khăn. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy việc duy trì một bâu không khí tích cực là điều vô cùng quan trọng.

>> Xem thêm: Kỹ năng mềm cho sinh viên chuẩn bị ra trường – bạn nên tham khảo

Đáng tin cậy – yếu tố then chốt trong việc đàm phán giữa các bên

Các tiêu chuẩn đạo đức là điều cần có ở một nhà thương thuyết hiệu quả để tạo dựng một môi trường đáng tin cậy trong buổi đàm phán.

Phải có sự tin tưởng lẫn nhau thì hai bên mới có thể có được những thỏa thuận quan trọng và đảm bảo những điều đã được thống nhất đồng thời được thực hiện.

Một nhà đàm phán đáng tin sẽ thực hiện lời hứa của mình sau khi kết thúc đàm phán.

Phân tích vấn đề – kỹ năng đàm phán dành cho cả các bên tham gia

Để đàm phán hiệu quả bạn cần phân tích vấn đề để xác định quyền lợi của mỗi bên trong quá trình đàm phán.

Việc phân tích vấn đề chi tiết giúp bạn xác định các vấn đề hiện có, vấn đề của các bên liên quan và các mục tiêu mong muốn cuối cùng.

Ví dụ, trong một thỏa thuận về hợp đồng lao động, vấn đề thường được thương lượng là tiền lương hoặc trợ cấp. Khi đó, bạn nên xác định vấn đề mong muốn ở cả hai bên để có thể tìm ra một mức lương phù hợp đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.

Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng – giúp quá trình đàm phán diễn ra tốt đẹp

Quá trình chuẩn bị bao gồm việc xác định mục tiêu, các khu vực có thể thương thảo và những phương án thay thế.

Thêm vào đó, những người tham gia buổi đàm phán cần quan tâm về mối quan hệ giữa hai bên và xem lại những thảo luận trước đó để tìm những điểm có thể thảo luận thêm và có được mục tiêu hướng tới lần này.

Những nội dung đã thống nhất trước đó sẽ là nền tảng để quá trình này diễn ra tốt đẹp.

Trên đây là tổng hợp một số vấn đề bạn cần lưu ý để phát triển kỹ năng đàm phán.

Leave a Comment

các Bài viết liên quan

Thông tin doanh nghiệp

Đăng ký nhận tin

  • Copyright 2020 © RAOVATGIADINH.VN
  • A member of LAVENDER GROUP