Trong công việc không phải lúc nào bạn cũng thành công hay suôn sẻ, đặc biệt là khi giao tiếp với đối tác. Chính vì thế, bạn cần phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp hằng ngày. Bài viết này raovatgiadinh chia sẻ đến các bạn một số kỹ năng cần rèn luyện để đạt được mục đích khi giao tiếp với đối tác.
Thân thiện – tạo thiện cảm để đối tác chú ý đến bạn
Nếu bạn hỏi mà sau đó lại không chú ý lắng nghe hoặc lơ đãng, bạn sẽ mất đi cơ hội tạo lập mối quan hệ riêng tư cũng như trong công việc.
Hãy đưa ra những cử chỉ đáp lại và bàn luận về những câu hỏi tiếp theo để cho thấy bạn rất quan tâm đến câu chuyện hoặc vấn đề mà người ta nói. Sau khi nói xong vấn đề bạn mới đi đến kết luận.
Đừng ngắt quãng và hãy bắt đầu chủ đề mới ngay lập tức. Nếu bạn tỏ ra gần gũi và chú ý nghe họ nói, họ sẽ rất quý, tôn trọng và tất nhiên sẽ “để ý” đế bạn.
Hiểu biết – giúp bạn giao tiếp với đối tác dễ dàng hơn
Để đảm bảo không bị lạc hậu, hãy cập nhật liên tục các sự kiện, các vấn đề trên thế giới, các công nghệ mới và khái niệm mới. Đọc, đọc, đọc… và trau dồi thêm kiến thức.
Tầm hiểu biết của bạn sẽ làm cho đề tài cuộc nói chuyện thêm phong phú và nâng cao kỹ năng giao tiếp của bạn.
“Giải quyết” cơn bối rối – giúp bạn tự tin khi giao tiếp
Trung thực luôn là sách lược hữu hiệu nhất trong trường hợp này
Nếu như trong khi nói chuyện, bạn cảm thấy không tự tin và thoải mái cho lắm, bạn có thể nói thật, nhưng phải khéo léo và tế nhị, kiểu như: “Đây là lần đâu tiên tôi tham dự những buổi gặp như thế này. Và quả thực tôi cảm thấy hơi bối rối, không biết nói gì cả”.
Hoặc nếu như bạn lỡ bỏ qua một phần nào đó của câu chuyện, bạn có thể nói: “Lúc nãy tôi không chú ý lắm nên giờ không hiểu lắm. Có thể gợi ý cho tôi một chút được không?”.
Thông thường những cuộc như thế này sẽ tạo nên sự gần gũi, và đó cũng là cách để bạn cảm thấy tự tin hơn.
Điều này rất hữu dụng bởi khi bạn đã tự tin và có đủ chuyên môn thì khi trao đổi với đối tác, bạn sẽ không bị căng thẳng quá và hoàn toàn có thể thành công.
Kéo dài câu chuyện – nghệ thuật khi giao tiếp với đối tác
Nếu như bạn nhanh chóng đưa ra kết luận về công việc đang trao đổi bạn có thể sẽ làm mất đi cơ hội.
Hãy học cách làm cho buổi gặp gỡ, cuộc trò chuyện được kéo dài một cách tự nhiên khi đó bạn sẽ có cơ hội thành công trong cuộc giao tiếp.
>> Xem thêm: Xóa bỏ rụt rè trong giao tiếp bằng cách nào – cùng tham khảo
Tích cực hỏi, không phải tích cực nói – mẹo hay khi trao đổi với đối tác
Thông thường, một cuộc trò chuyện tuyệt vời nhất là khi bạn ít nói về mình nhất và hỏi về người đối diện nhiều nhất. Bằng cách này, người đối diện với bạn có cơ hội nói về bản thân họ, về những gì họ quan tâm và đó là cách tốt nhất để bạn có thể bắt đầu và tiếp tục câu chuyện thành công.
Tuy nhiên, để thực sự có đựợc những thông tin như ý muốn, và cuộc gặp gỡ này được kéo dài, bạn nên hỏi những câu hỏi mở như: “Tại sao?”, “Cái gì?”, “Quan điểm của anh chị về vấn đề này như thế nào”…Hoặc đơn giản chỉ là một câu phụ hoạ: “Thật tuyệt. Hãy kế tiếp chuyện này đi”.
Chủ động kéo cơ hội về mình – bạn sẽ có cơ hội tiến đến sự thành công cho mục đích của cuộc giao tiếp
Sau khi bạn đã tìm thấy ở họ sự tương đồng thực sự và bạn nghĩ mối quan hệ này cần được bồi đắp thêm, bạn nên chỉ ra rằng bạn rất muốn nói chuyện và gặp lại họ một lần nữa để thảo luận về công việc và muốn giúp họ bất kể việc gì.
Bạn hãy xin một tấm card của họ đồng thời đưa card của mình cho họ.
Vài ngày sau bạn có thể gửi thư hoặc tốt hơn hết là gọi điện và mời họ đi ăn, bữa sáng chẳng hạn, nhằm tạo cơ hội gắn bó với nhau hơn.
Nếu như bạn không hỏi hay không chủ động trước, chắc chắn sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Kết thúc hoàn hảo -quyết định đến sự thành công của cuộc giao tiếp với đối tác
Kết thúc cuộc hội thoại phải làm sao cho thật khéo. Thậm chí khéo léo hơn khi mới gặp. Vì nó thật sự quan trọng. Đó là cách để bạn gây cảm tình với đối tác, để lần sau họ còn muốn liên lạc với bạn.
Thông tin bài viết trên đây đã tổng hợp một số mẹo để bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp với đối tác.