Hằng ngày cây cối xung quanh nhà rụng lá khô hoặc cây cỏ xới lên trong vườn cùng với lượng rác thải hữu cơ thải ra hằng ngày từ trong bếp bạn có thể tận dụng để tự làm phân bón hữu cơ chăm cây. Việc làm này vừa an toàn đảm bảo có rau sạch lại giảm được lượng rác thải ra môi trường. Hôm nay raovatgiadinh chia sẻ đến bạn cách tự làm phân bón chăm cây, cùng theo dõi bài viết bên dưới.
Tại sao nên ủ phân hữu cơ để trồng rau tại nhà
- Khi bạn làm phân hữu cơ tại nhà sẽ giúp việc cải thiện cấu trúc đất rất tốt, giữ được nước, sục khí.
- Đặc biệt,bạn sẽ giảm được lượng rác thải vào môi trường hằng ngày
- Phân hữu cơ giúp bổ sung vi chất dinh dưỡng quan trọng làm tăng hoạt động của vi khuẩn trong đất, giúp cho đất giàu dinh dưỡng và rau phát triển khỏe hơn, xanh tươi hơn.
- Nếu so sánh phân hữu cơ với phân vô cơ thì phân vô cơ sẽ làm đất bạc màu sau một thời gian trồng rau. Việc bạn dùng phân hữu cơ là việc nên làm để đảm bảo vườn rau của bạn trở nên xanh tươi hơn và đảm bảo an toàn cho bữa ăn trong gia đình bạn.
- Khi dùng phân hữu cơ sẽ đảm bảo rau sạch còn phân hóa học sẽ làm cho các chất vô cơ trong phân ảnh hưởng trực tiếp.
Hướng dẫn cách làm phân hữu cơ (phân rác)
Phân rác là loại phân hữu cơ chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, rơm rạ… Phân được ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi… cho đến khi hoai mục.
Chọn thùng để chứa phân – công cụ quan trọng
Bạn có thể mua các loại thùng nhựa hình nón hay hình vuông bán sẵn ngoài thị trường. Cũng có thể dùng để gỗ để tự chế ra những chiếc thùng ủ phân hình vuông hoặc thùng có trục xoay tròn.
Mỗi loại thùng có một ưu nhược điểm và hạn chế riêng, nhưng đều có thể dùng để ủ phân
>> Xem thêm: Trồng hoa cúc tại nhà – tìm hiểu kỹ thuật và trồng ngay
Chọn vị trí để đặt thùng phân – giảm mùi bay vô nhà và dễ theo dõi
Khi đặt thùng phân chứa hữu cơ nên chọn vị trí thoát nước tốt, có nắng nhiều. Đặc biệt là vị trí đặt phải thuận tiện cho bạn ra vào kiểm tra chất lượng phân ủ quanh năm.
Nên đặt thùng trên đất trồng thay vì đặt trên nền bê tông hoặc nền gạch. Để đảm bảo rằng giun và các sinh vật có lợi khác có thể xâm nhập vào thùng
Loại bỏ cỏ, cây cối và đào đất xuống độ sâu khoảng 10 – 20 cm.
Các loại nguyên liệu cần chuẩn bị
Thành phần phân ủ được chia làm 2 loại:
Nguyên liệu nâu như:
- Lá cây khô
- Cỏ khô
- Giấy và cart tông
- Rơm
- Cành cây khô
- Vỏ trứng
- Túi lọc trà
- Mạt cưa
Nguyên liệu xanh như:
- Vụ rau củ quả sống
- Cỏ mới xén
- Vỏ trái cây tươi
- Bã cà phê
- Phân tươi
- Cành cây cành
- Cỏ dại
- Lá, cành tỉa từ cây cảnh
Các bước trộn ủ
Sau khi mội công việc phân loại được nguyên liệu xanh, nguyên liệu nâu và các thành phần cần tránh, chúng ta bắt đầu tiến hành trộn ủ phân xanh và phân nâu từng lớp như sau:
- Đầu tiên rải một lớp cành cây khổ, cỏ khổ hoặc rơm dày 10cm ở dưới đáy thùng. Sau đó thêm một lớp các nguyên liệu màu nâu 10 cm
- Tiếp theo là một lớp mỏng phân ủ hoặc đất vườn màu mỡ. 3 lớp nhỏ này gộp lại như là 1 tầng của chiếc bánh kem.
- Làm ẩm từng lớp bằng cách phun nhẹ bằng vời tưới hoa.
- Thêm các vật liệu thành từng tầng xen kẽ xanh và nâu đến lúc thùng đầy thì thôi.
Khi bạn đã xếp đầy đủ các nguyên liệu như vậy, cứ 2 tuần hoặc lâu hơn, bạn xoay thùng phân một lần. Số lần xoay thùng phân càng nhiều thì phân ủ càng nhanh phân hủy.
Khi nào có thể sử dụng phân hữu cơ đã ủ
Đợi khoảng 30 ngày khi phân đã phân hủy thành phân compost.
Phân hữu cơ tự ủ sẽ có những đặc điểm như sau:
- Phân hữu cơ sẽ chuyển sang màu nâu đất.
- Có mùi của đất.
- Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn có nghĩa là phân hữu cơ tự làm tại nhà đã phân hủy hoàn toàn và có thể sử dụng.
Trên dây là chia sẻ về cách tự làm phân bón chăm cây bằng các loại rác thải hữu cơ hằng ngày và cỏ cây khô vừa tiết kiệm, an toàn lại giảm bớt lượng rác thải ra môi trường hằng ngày.