Trong công việc và cuộc sống hằng ngày chúng ta thường hay gặp một số tình huống khó giải quyết cũng như từ chối. Tham khảo một số kỹ năng từ chối khéo léo được raovatgiadinh chia sẻ trong bài viết bên dưới.
Vì sao bạn nên học kỹ năng từ chối khéo léo
Nếu bạn không muốn thực hiện yêu cầu của người khác, hãy từ chối thật khéo léo. Bạn hãy lựa chọn thời điểm thích hợp để thể hiện rằng mình đã thực sự suy nghĩ về lời đề nghị của họ. Thời điểm này bạn hãy đưa ra ý kiến cá nhân và quan điểm của mình. Khi từ chối đúng hoàn cảnh và khéo léo, đối phương sẽ thể hiện sự tôn trọng và không quên cảm ơn bạn.
Khi từ chối được những lời đề nghị không phù hợp, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để làm những công việc của bản thân. Bạn cũng sẽ có cơ hội được là những điều mình thích và bên cạnh gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, trong một số những trường hợp đối phương thực sự cần sự giúp đỡ của bạn thì hãy nên cân nhắc để hỗ trợ họ.
Một số lý do khiến bạn khó từ chối
Từ chối là một điều dường như khá khó khăn để mở lời. Có rất nhiều các lý do khiến bạn không thể nói “không” trước lời đề nghị của một người nào đó. Lý do đầu tiên có thể là bạn không muốn làm mất lòng đối phương.
Bạn sợ người đó giận hay phật ý. Bạn cũng sợ người đó nghĩ rằng bạn ích kỷ và không biết giúp đỡ người khác. Rất nhiều các khảo sát đã chỉ ra rằng, lý do mà có rất ít người nói lời từ chối tuy họ không thực tâm muốn làm đó chính là vì họ sợ và tính cả nể.
>> Xem thêm: Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả dành cho đội nhóm
Mách bạn một số kỹ năng từ chối khéo léo
Nói là vậy, nhưng để có kỹ năng từ chối mà không mất lòng người khác, không làm rạn nứt mối quan hệ và cả hai người đều không cảm thấy khó xử, sau đây là các mẫu câu giúp bạn kinh nghiệm từ chối tinh tế nhất:
1. “Bây giờ mình bận quá, để tối nay/ngày mai/ngày kia… được không?” (Cho họ thấy bạn thật tình muốn giúp mà không có thời gian. Nếu việc người kia nhờ là đột xuất, khẩn cấp, thì họ sẽ không nhờ bạn nữa. Cách giao tiếp ứng xử này khá hiệu quả).
2. “Ôi thích quá/thật tuyệt vời, nhưng tệ thật, lúc đó mình bận chuyện gia đình/làm thêm/có cuộc họp mất rồi”. “Ừm, để xem nào… Mình có lịch vào lúc đó rồi. Chắc mình không tham gia được”. Đây là cách từ chối khéo léo những lời mời đi chơi, hội họp nhậu nhẹt gì đó của bạn bè.
3. “Xin lỗi, mình có việc khác quan trọng hơn đang làm rồi, không thể giúp bạn được” (Câu từ chối cơ bản, với người có mối quan hệ xã giao).
4. “Ờ, để mình suy nghĩ đã nhé. Có gì tối mai mình nhắn tin cho”. Câu này được sử dụng trong trường hợp bạn có thể nhận lời người ấy, có thể không.
5. “Mình không giỏi việc này, bạn nhờ anh P thử xem?”. Gợi ý một người khác có thể giúp đỡ họ.
6. “Ý kiến hay đó. Nhưng mình đang bị đau bụng/đau đầu… nên không tham gia được rồi”. (Lấy lý do tình trạng sức khỏe không đảm bảo. Cách này chỉ là “khổ nhục kế”, hơi cũ nhưng nếu bí quá thì vẫn sử dụng được trong nhiều tính huống để từ chối hiệu quả.).
7. “Cậu thật sự cần lắm không, hỏi xem ai đó trong lớp mình xem. Mình vừa chi tiêu xyz… hết tiền mất rồi” Cách từ chối khi ai đó hỏi vay tiền.
8. Một số bí kíp từ chối/ phản đối trong làm việc nhóm:
- Mình thấy ý kiến abc… rất hay, tuy nhiên xyz… Mình nghĩ nên cân nhắc vấn đề này.
- Cả nhà có phương án nào hay hơn không?
- Điều này có vẻ không phù hợp cho lắm.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về kỹ năng từ chối khéo léo bạn có thể tham khảo.