Bất động sản là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Cùng raovatgiaidinh cập nhật một số xu hướng được dự đoán dành cho doanh nghiệp bất động sản tái khởi động sau đại dịch. Nếu bạn đang có ý định lấn sang đầu tư bất động sản có thể tham khảo.
1. Xu hướng đầu tư mở bán offline hết hợp online sẽ được doanh nghiệp bất động sản ưu tiên
- Cách đây 1 năm nếu doanh nghiệp BĐS nào dự định mở bán online đều nhận sự nghi ngờ lớn từ cả người mua lẫn các đối thủ cạnh tranh, chỉ cần không thành công thì sau đó vô số những lời chỉ trích về việc không thể mở bán thành công ở Việt Nam. Nguyên nhân chính là vì người Việt chỉ thích sờ, cầm và cảm xúc cao trào trong 1 sự kiện được đầu tư hoành tráng về kịch bản, âm thanh, MC và lời thúc giục chốt deal từ các môi giới để giành cho mình những lô đẹp nhất của dự án.
- Có thể nói rằng COVID-19 đã xuất hiện phần lớn thời gian trong năm 2021, 6/8 tháng COVID-19 xuất hiện và hạn chế tụ tập đông người, các chủ đầu tư phải dời sự kiện mở bán liên tục, các dự định giới thiệu sản phẩm mới đều phải dừng lại… Câu hỏi đặt ra là lúc nào sẽ quay trở lại tình trạng bình thường như trước 2020?
- Việc mở bán 1 sự kiện offline vì chính những người mua (thường là người có tiền) sẽ hạn chế đi tới các sư kiện đông người.
- Phương án khả dĩ nhất là các chủ đầu tư thay vì tập trung cho các sự kiện mở bán offline hoành tráng thì có thể cân nhắc các sự kiện mở bán sẽ có cả hình thức OFFLINE (dành cho các khách hàng đến sự kiện) và ONLINE (dành cho các khách hàng không muốn đến sự kiện).
2. Giờ làm việc linh hoạt – xu hướng sẽ được chủ đầu tư lựa chọn
- Thời thế thay đổi đã định hình các ứng viên tìm việc luôn phải đáp ứng được nhu cầu công việc ở bất cư nơi đầu mà không cần tới văn phòng, và cũng không cần gặp sếp trực tiếp mà sẽ nhận việc qua các nền tảng trực tuyến.
- Riêng thị trường BĐS trong các giai đoạn giãn cách như hiện nay chi phí cố định vận hành doanh nghiệp, chi phí lương cho đội ngũ môi giới tương đối lớn, nhiều đơn vị chấp nhận cắt giảm 50-70% lương, hoặc thu gọn số lượng đội ngũ môi giới.
- Mô hình cộng tác viên mua bán BĐS thông qua platform kết nối không yêu cầu ký cố định mà có thể theo hình thức linh hoạt tương tự Grab và Uber, các chủ đầu tư, đơn vị môi giới sẽ hạn chế ký hợp đồng cố định theo tháng mà sẽ tuyển càng nhiều cộng tác viên càng tốt để bán hàng, chi phí cố định sẽ giảm xuống đáng kể nhưng không ảnh hưởng nhiều tới doanh số bán ra.
>> Xem thêm: Trái phiếu Chính phủ là gì bạn đã từng nghe đến khái niệm này
3. Ứng dụng Blockchain cho ngành BĐS – dự đoán xu hướng này sẽ xuất hiện trong tương lai
- Blockchain tương tự như Sổ cái trong kế toán ghi nhận toàn bộ các thay đổi trong quá khứ liên quan tới BĐS do đó người mua có thể dễ dàng truy xuất mà không cần thông qua các trung gian như hiện nay (môi giới, phòng công chứng, quy hoạch…), có thể xác định được sở hữu một cách ngay lập tức vì blockchain không cho phép chỉnh sửa các block trong quá khứ mà chỉ cho phép ghi thêm block mới và hình thành 1 chuỗi blockchain.
- Mặc dù hành lang pháp lý hiện tại chưa cho phép các đơn vị cung cấp ở Việt Nam có thể hỗ trợ và áp dụng trong ngành nhưng sẽ phát sinh các ứng dụng mới: mua chung BĐS, huy động vốn…
- Về ngắn hạn, các hình thức này cho phép người mua có thể kiểm tra được một cách dễ dàng thông tin của các tài sản mà mình sẽ mua chung.
- Rủi ro của hình thức này cũng không hề nhỏ vì chưa có hành lang pháp lý hướng dẫn mua chung BĐS, dĩ nhiên, người mua cần phải ủy quyền cho ai đó để giao dịch tài sản của mình, đặc biệt có thể biến tướng thành ponzi một hình thức huy động vốn trái phép
4. Nghịch lý thị trường Sơ cấp – Thứ cấp khi nhu cầu bất đông sản giá thấp tăng nguồn cung khan hiếm
- Theo dữ liệu lịch sử cứ sau mỗi đợt dịch nhu cầu tìm kiếm và đầu tư BĐS tăng cao bất thường. Điển hình vào tháng 3/2021 gây ra một đợt sốt đất diện rộng khi dịch Covid được kiểm soát gần như về 0, tuy nhiên, đợt dịch lần này nặng nề hơn và có thể phải sống chung với COVID-19 ít nhất cho hết 2021.
- Một số ý kiến cho rằng nhu cầu giảm, thị trường đóng băng, giá BĐS có thể giảm mạnh sau dịch, điều này chưa hợp lý với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, GDP/người ngày càng tăng, 1m2 đất vùng ven ở Sài Gòn thời điểm trước 2007 là 20 triệu/m2, trải qua khủng hoảng kinh tế 2008, đóng băng BĐS 2009-2013 thì giá hiện tại cũng rơi vào 50-60 triệu/m2.
- Dịch COVID-19 vẫn diễn biến khá phức tạp, có thể các giao dịch BĐS trong thời gian sắp tới sẽ chủ yếu diễn ra qua các nền tảng online, người mua sẽ dựa nhiều vào uy tín chủ đầu tư, loại hình BĐS, và tình trạng pháp lý, có thể thấy phân khúc chung cư có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên.
- Tuy nhiên, mức giá sơ cấp ngày càng gia tăng do nguồn cung khan hiếm và thậm chí thiết lập các mức giá kỷ lục mới ở các khu vực, ngược lại, thị trường sơ cấp sẽ vẫn tiếp tục ảm đạm và chỉ dành cho nhóm có nhu cầu ở thực sự. Cùng với phân khúc chung cư thì nhà mặt phố, cho thuê nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh sẽ hồi phục nhanh hơn so với các phân khúc khác.
5. Văn phòng ảo online-offline – xu hướng nhà đầu tư bất động sản sẽ ưu tiên hậu dịch
- Cách đây vài năm một làn sóng văn phòng chia sẻ (Co-working space) vào Việt Nam và ngay lập tức tạo ra cơn sốt văn phòng dành cho nhóm những công ty khởi nghiệp (Start-up), linh hoạt về chỗ ngồi và không cần một văn phòng cố định.
- Dịch COVID-19 xuất hiện và kéo dài ít nhất cho tới tháng 10/2021, tức là các doanh nghiệp thích nghi với việc làm việc linh hoạt (work from home) có thể giảm chi phí, thích nghi lâu dài với tình hình dịch bệnh phức tạp.
- Tương tự văn phòng ảo, công nghệ thực tế ảo có thể được ứng dụng một cách triệt để để xây dựng các nhà mẫu ảo cho các dự án BĐS, với chi phí giá thành thấp hơn và giúp cho khách hàng có thể có các trải nghiệm từ xa, đặc biệt công nghệ cho phép khách hàng tự thiết kế căn hộ, biệt thự theo ý của mình tương tự như game nhập vai 3D.
Trên đây là một số dự đoán về xu hướng hậu dịch Covid-19 các doanh nghiệp bất động sản sẽ lựa chọn để thích ứng tình hình mới.