Độ phân giải màn hình là gì bạn có thắc mắc về điều này

by Trang web mặc định

Bạn thường nghe về từ “độ phân giải màn hình” nhưng bạn chưa hiểu ý nghĩa của thông số này. Mời các bạn theo dõi nội dung bên dưới về hiểu về khái niệm và một số loại độ phân giải màn hình.

Độ phân giải màn hình là gì? – cùng tham khảo để hiểu

Độ phân giải màn hình là một thông số rất quan trọng đối với màn hình nói chung và màn hình tương tác thông minh nói riêng.

Độ phân giải màn hình là số pixel trong mỗi chiều có thể được hiển thị. Nó thường được trích dẫn là Chiều rộng x Chiều cao tính trên đơn vị pixels, các chỉ số này càng lớn thì màn hình hiển thị càng chi tiết. Ví dụ: Màn hình tương tác thông minh có độ phân giải Full HD (1920 x 1080) có nghĩa với màn hình đó có 1920 hàng ngang và 1080 cột dọc chứa các pixels. Và khi đó sẽ có khoảng 1920×1080 = 2.073.600 pixels tồn tại trên màn hình hay còn gọi ngắn gọn là 2.07 Megapixels (1 Megapixels = 1 triệu pixels).

Tìm hiều thông số của một số độ phân giải màn hình của smartphone

Tìm hiểu màn hình HD và HD+ phổ biến – thông số thường nghe hiện nay

Độ phân giải HD (1.280 × 720 pixels) bắt nguồn từ truyền hình độ nét cao (HDTV), nó sử dụng 60 khung hình mỗi giây. HD có tỷ lệ khung hình là 4:3. Do đó HD có độ nét gấp 3 lần so với VGA. Samsung Galaxy A5 là một trong những sản phẩm dòng A-series của Samsung sử dụng màn hình HD.

Một số dòng sử dụng độ phân giải màn hình HD như: Nokia 2.1, Samsung Galaxy J4, Vivo V5s,…

HD+ là biến thể của HD, với kích thước chiều rộng cao hơn, chiều cao là 720 pixels, có các độ phân giải như: 1.440 x 720 pixels, 1.480 x 720 pixels, 1.520 x 720 pixels,…

Hỗ trợ màn hình tràn viền tỉ lệ khung hình mới là 18:9 hoặc 18.5:9, HD+ đang rất phổ biến ở các dòng smartphone tầm thấp và tầm trung từ năm 2018 trở lại đây, bao gồm các dòng sản phẩm như: Nokia 3.1, Galaxy J4+, Vivo Y71, OPPO A3s hay Huawei Nova 2i,…

WXGA và các biến thể – độ phân giải này được sử dụng trên máy tính bảng nhiều

Thực chất đây chỉ là 1 trong các biến thể của độ phân giải HD (1.280 x 720 pixels) tuy nhiên nó được mở rộng mật độ các điểm ảnh lên thành 1.366 x 768 pixels với tỷ lệ khung hình gần bằng 16:9. Độ phân giải này được sử dụng trên các máy tính bảng của Google HTC Nexus 9.

Ngoài ra WXGA còn các điểm ảnh khác như: 1.360 x 768 pixels, 1.280 x 800 pixels, 1.280 x 768 pixels,..

 SVGA là gì? – thêm một loại độ phân giải lạ

SVGA còn có cách viết khác là Super-VGA hay là từ viết tắt của Super Video Graphics Array, hoặc một số nơi gọi là UVGA (Ultra Video Graphics Array).

SVGA có độ phân giải 800 x 600 pixels với tỉ lệ màn hình là 4:3 và còn có biến thể khác là 832 x 624 pixels nhằm phù hợp với một số thiết bị.

>> Xem thêm: Ẩm thực xứ Huế luôn đậm đà đi vào lòng người – cùng trải nghiệm

Màn hình qHD là gì? – tìm hiểu xem thông số này như thế nào

Chữ “q” trong “qHD” là viết tắt của từ “quarter” trong tiếng Anh có nghĩa 1/4. qHD có nghĩa là 1/4 của độ phân giải HD hoàn chỉnh (Full-HD). Độ phân giải Full HD hoàn chỉnh là 1.920 x 1.080 pixels, như vậy qHD sẽ có độ phân giải là 960 x 540 pixels.

Một số dòng điện thoại có độ phân giải qHD như: Samsung Galaxy J2 Prime, Galaxy J2 Core, Galaxy J2 Pro (2018),…

Thế nào là độ phân giải Full HD và Full HD+? – thông số thường nghe nhất hiện nay

Full HD hay còn gọi là FHD có độ phân giải 1.920 × 1.080 pixels (điểm ảnh) với tỷ lệ khung hình 16:9.

Các dòng điện thoại có độ phân giải Full HD có thể kể đến như: Xiaomi Mi A1, Mobiistar Zumbo S2 Dual,…

Hiện nay trên smartphone, màn hình tràn viền đang thịnh hành cùng với tỉ lệ khung hình mới như 18:9 hay 19:9 nên Full HD đã dần được thay thế bởi màn hình Full HD+.

Full HD+ hay FHD+ cũng là một dạng biến thể của Full HD, có chiều cao vẫn là 1.080p, nhưng với chiều rộng đa dạng hơn như: 2.160 x 1.080 pixels, 2.280 x 1.080 pixels, 2.340 x 1.080 pixels,…

Full HD+ được áp dụng trên các smartphone tầm trung và là độ phân giải màn hình phổ biến nhất hiện nay, bao gồm: Samsung Galaxy A51, OPPO Reno3, Xiaomi Redmi Note 9 Pro, Realme 6 Pro,…

Màn hình 2K và 2K+ là gì? – độ phân giải rõ nét

Đơn giản là độ phân giải của loại màn hình này là 2.560 x 1.440 pixels để cho mật độ điểm ảnh lớn hơn, giúp màn hình smartphone trở nên sắc nét và đẹp mắt hơn so với Full HD. Trước đây theo ý kiến nhiều người cho rằng màn hình với độ phân giải 2K trên smartphone là một trang bị “thừa thãi” và không cần thiết, nhất là khi mắt người khó có thể nhận ra sự khác biệt giữa màn hình độ phân giải 2K và Full HD 1080p.

Tuy nhiên với các dòng smartphone cao cấp hiện tại đã có sự nâng cấp về tấm nền cũng như công nghệ, người dùng đã có thể phân biệt được được Full HD và 2K dựa vào điểm ảnh và độ sắc nét trên màn hình.

Trước đây, khái niệm 2K còn được gọi tên khác là Quad HD hay QHD (khác với qHD). Các dòng smartphone 2K bao gồm: Samsung Galaxy Note 4, Google Nexus 6 hay LG G3.

Tuy nhiên, chính xác 2K là một tiêu chuẩn của DCI (Digital Cinema Initiatives) – độ phân giải mở rộng của Full HD (1.920 x 1.080 pixels), cụ thể là 2.048 x 1.080 pixel (tương đương 2.211.840 điểm ảnh). Còn QHD là viết tắt của Quad HD (2.560 x 1.440 pixels) là chuẩn khác hoàn toàn.

2K+ là một biến thể nâng cao của 2K (Quad HD+ hoặc QHD+), cũng có chiều cao như 2K nhưng chiều rộng của 2K+ lớn hơn với các độ phân giải phổ biến như: 3.200 x 1.800 pixels, 2.960 x 1.440 pixels, 3.120 x 1.440 pixels,…

Trên đây là một số thông tin để bạn có thể hình dung và hiểu rõ hơn về thông số độ phân giải màn hình của điện thoại hoặc máy tính. Cảm ơn các bạn đã đọc tin. Mời các bạn tiếp tục theo dõi raovatgiadinh để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.

Leave a Comment

các Bài viết liên quan

Thông tin doanh nghiệp

Đăng ký nhận tin

  • Copyright 2020 © RAOVATGIADINH.VN
  • A member of LAVENDER GROUP