Bật mí một số kinh nghiệm chọn mua máy ảnh cho bạn mới bắt đầu

by Trang web mặc định

Khi mới bắt đầu tìm hiểu về máy ảnh bạn sẽ khó nắm được các thông số kỹ thuật, thông tin làm sao để lựa chọn mua được máy ảnh tốt. Bài viết này raovatgiadinh tổng hợp thông tin chia sẻ một số kinh nghiệm chọn mua máy ảnh bạn có thể tham khảo. Mời bạn theo dõi nội dung chi tiết bài viết bên

Tìm hiểu các thông tin về máy ảnh số

Máy ảnh số là gì – dòng máy hiện nay gần như thay thế máy ảnh cơ

Máy ảnh số (máy ảnh kỹ thuật số) là loại máy ảnh điện tử hiện đại rất được ưa chuộng ngày nay. Thay vì sử dụng phim như máy ảnh cơ, máy ảnh số sử dụng cảm biến hình ảnh tích hợp luôn trong máy. Cảm biến có vai trò phản ứng đến ánh sáng thông qua việc gửi các tín hiệu điện. Ngay khi máy ảnh tiếp nhận sẽ xử lý thông tin này thành một chuỗi điểm ảnh hay chính là bức ảnh.

Những bức ảnh này được lưu giữ trên thẻ nhớ và có thể xem lại bất cứ lúc nào. Vì thiết kế đẹp, nhỏ gọn và trang bị nhiều tính năng hiện đại hơn nhiều so với máy ảnh cơ, nên máy ảnh số được dùng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống. 

Các dòng máy ảnh số hiện nay – phân tích để chọn mua đúng nhu cầu

  • Máy ảnh compact nhỏ gọn: Thường có thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, dễ sử dụng. Máy thường có đủ tính năng, phù hợp chụp ảnh đời thường, du lịch…Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh có phần hơi hạn chế, chụp thiếu sáng kém.
  • Máy ảnh compact cao cấp: Có kích thước lớn hơn loại trên nhưng cầm vẫn rất vừa tay. Thông số và các tính năng cũng được kiểm soát tốt hơn. Dải tiêu cự cũng dài hơn. Máy phù hợp chụp ảnh đời thường, du lịch…Chất lượng hình ảnh cũng chỉ nhỉnh hơn đôi chút so với máy ảnh compact nhỏ gọn vì cảm biến ảnh vẫn tương đối nhỏ.
  • Máy ảnh không gương lật: Khả năng hoán đổi ống kính linh hoạt, thiết kế đẹp, nhỏ gọn hơn DSLR. Có nhiều tính năng hiện đại, đặc biệt là kết nối được wifi. Màn hình cảm ứng khá nhạy. Phù hợp chụp ảnh đời thường, thậm chí có thể dùng để chụp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, máy có kiểu dáng khá cồng kềnh; tùy chỉnh khá phức tạp; không phù hợp chụp nơi ánh sáng yếu.
  • Máy ảnh DSLR: Kiểm soát các thông số và chức năng dễ dàng, cho chất lượng ảnh chụp sắc nét. Dễ dàng hoán đổi ống kính, có thể chụp ảnh đời thường và chụp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, giá thành vẫn cao nhất trong tất cả các loại trên.

Kinh nghiệm chọn mua máy ảnh hay nên nắm

Dựa vào kích thước – chọn loại cầm vừa tay

Kích thước và trọng lượng máy ảnh cũng rất quan trọng. Nhất là dòng DSLR thường sở hữu kích cỡ lớn và nặng hơn những loại máy ảnh còn lại. Bạn nên chọn model có kích thước không quá lớn hoặc quá nhỏ. Tốt nhất là vừa vặn khi cầm tay là được.

Dựa vào khẩu độ – yếu tố quyết định độ sắc nét của ảnh chụp

Khẩu độ hay được hiểu là độ mở rộng của ống kính. Khẩu độ càng lớn thì  lượng ánh sáng đi vào càng nhiều. Nhờ đó, ảnh chụp sẽ sắc nét hơn. Ngược lại, nếu khẩu độ quá nhỏ, hẹp, ánh sáng sẽ đi vào ít cho chất lượng ảnh mờ nhạt, không nét. 

Một số khẩu độ cơ bản gồm f/1.4, f/1.8, f/2.8, f/3.2… cho đến f/16 hay f/22. Số càng lớn thì khẩu độ sẽ càng nhỏ.

Dựa vào nhu cầu sử dụng và giá bán – phân tích kĩ tránh lãng phí

Nhu cầu sử dụng luôn là tiêu chí hàng đầu vì sẽ quyết định đến các tiêu chí còn lại. Mua theo phong trào nhưng nhu cầu sử dụng không nhiều sẽ dẫn đến lãng phí. 

Do đó, hãy xác định nhu cầu bạn mua máy ảnh vì mục đích gì, cần những chức năng gì, ngân sách có bao nhiêu thì sẽ dễ chọn máy hơn. Cụ thể như sau: 

  • Mua máy cho người mới tập chụp

Nếu chỉ dùng máy lưu giữ lại những niềm vui, khoảnh khắc đáng nhớ với bạn bè, gia đình, thỏa mãn thú vui của bản thân thì có thể những model đơn giản giá 2-3 triệu đồng như Canon Powershot A800, A810, A2300…là khá ổn rồi. Chất lượng ảnh chụp phong cảnh, chân dung, trong ngoài nhà…tương đối tốt.

  • Nhu cầu sử dụng chỉ tầm trung

Với nhu cầu sử dụng đơn giản như trên nhưng bạn muốn chất lượng ảnh chụp vẫn tốt ngay cả khi thiếu sáng thì có thể chọn dòng compact cao cấp. Giá dao động từ 3 cho đến dưới 10 triệu đồng.  

  • Máy ảnh để chụp ảnh chuyên nghiệp

Nếu bạn là thợ chụp chuyên nghiệp, hoặc đang học để thành nhiếp ảnh gia thì lựa chọn máy ảnh DSLR. Đây là dòng cao cấp, xa xỉ và giá tương đối cao, dao động khoảng 10 đến 15 triệu trở lên.

Dựa vào số “zoom quang” – thông số kỹ thuật quan trọng khi sử dụng máy ảnh

Zoom quang là một hệ thống zoom dựa vào sự sắp đặt của các thấu kính quang học với các khoảng cách khác nhau để zoom. Hiểu dễ hơn là sự thay đổi tiêu cự của ống kính quang học.

Hầu hết máy ảnh trên thị trường hiện nay có chỉ số zoom quang dao động từ 4x-10x. Thấp nhất là 3x, còn cao nhất là 36x. Hệ số trước x chính là số lần phóng so với kích thước thật.

>> Xem thêm: Lý do nên chọn đồng hồ định vị Kiddy Viettel cho bé

Dựa vào khả năng chống rung – thêm kinh nghiệm chọn mua máy ảnh nên nắm

Ảnh chụp khi di chuyển bằng chạy xe chẳng hạn sẽ làm chất lượng những bức ảnh không được nét, bị nhòe hay mờ đi. Tính năng chống rung sẽ giúp khắc phục nhược điểm này.

Ngoài ra khả năng chống rung của máy ảnh còn phát huy sức mạnh hơn khi được chụp trong những điều kiện khắc nghiệt là thiếu sáng. Có nhiều thuật ngữ nói về khả năng chống rung. Tuy nhiên, cơ bản có 2 loại chống rung phổ biến: chống rung dùng ống kính để di chuyển những thành phần nhỏ trong ống kính và chống rung trong máy để di chuyển cảm biến ảnh.

Dựa vào cảm biến ảnh và ống kính – yếu tố quyết định chất lượng bức ảnh nên phân tích kĩ

Cảm biến ảnh và ống kính (hay lens) sẽ quyết định chất lượng bức ảnh chụp ra mà không cần quan tâm độ phân giải là bao nhiêu chấm. Ảnh sẽ không chê vào đâu được nếu cảm biến ảnh lớn đi cùng với lens chất lượng.

Lens ở đây đơn giản chính là con mắt máy ảnh, đây chính là cửa ngõ ra vào của các tia sáng. Có 2 loại lens phổ biến là Kit và Prime. Lens Kit cho chất lượng ảnh kém hơn so với lens Prime.

Về cảm biến có 2 loại cơ bản là CCD và CMOS. Trong đó,  cảm biến CMOS được sử rộng rãi hơn vì có chất lượng tương đương nhưng tiết kiệm pin hơn nhiều.

Dựa vào các phụ kiện hỗ trợ – các phụ kiện này nên xem xét so sánh với các mức giá khác nhau

  • Ống kính: Ống kính thường đi kèm theo khi mua máy ảnh DSLR với loại ống kính lens kit phổ biến là EF-s 18-55 f3.5-5.6 II. Nếu đang giai đoạn mới học chụp hình thì có thể dùng tạm ống kính này. Còn nếu theo đường chuyên nghiệp cần  cân nhắc nâng cấp ống kính lên các loại cao cấp hơn.
  • Pin sạc phụ: Không quá cần thiết, chỉ dùng cho những người thường đi du lịch hay dã ngoại.
  • Kính lọc Filters: Giúp bảo vệ ống kính, và tạo ra những hiệu ứng trong quá trình chụp. Một số loại phổ biến là UV (Ultraviolet), MC (Multi Coating) hay Sky light.
  • Giá đỡ máy ảnh: Những ống tele có trọng lượng lớn thì đòi hỏi phải có giá đỡ phụ trợ. Vai trò giá đỡ giúp cố định máy ảnh để khi chụp ảnh hạn chế được hiện tượng bị rung và có thể hẹn giờ khi chụp. Tuy nhiên, mua khá tốn kém nên bạn hãy mua khi thật sự cần thiết thôi nhé.
  • Thẻ nhớ: Hầu hết khi mua các máy ảnh sẽ có kèm theo một chiếc thẻ nhớ tối thiểu là 2GB. Nếu bạn định chụp ảnh thường xuyên thì nên mua thêm chiếc thẻ nhớ nữa để dự phòng. Nếu không, bạn sẽ phải thường xuyên sao chép ảnh qua máy tính để giảm dung lượng cho thẻ nhớ.
  • Đèn flash: Thường dành cho những thợ chụp ảnh chuyên nghiệp. Người mới vào nghề không cần thiết mua.
  • Bao đựng máy: Sẽ hay được bán kèm theo khi mua máy để bảo vệ máy ảnh tốt hơn. 

Dựa vào tốc độ bắt hình – yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh

Tốc độ bắt hình chính là khoảng thời gian tính từ khi màn trập mở để ánh sáng đi vào cảm biến là bao nhiêu. Nhờ đó, giúp người chụp chụp và nắm bắt được những khoảnh khắc quan trọng, không phải là khả năng chụp được bao nhiêu tấm ảnh tối đa trong vòng 1 giây.

Tốc độ bắt hình ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng hình ảnh chụp được. Tốc  độ bắt quá chậm sẽ khiến ảnh dễ bị rung. Nhất là trong các điều kiện thiếu ánh sáng thì tốc độ bắt hình càng trở nên quan trọng.

Chế độ bảo hành – nằm trong các gói sản phẩm với mức giá khác nhau

Máy ảnh hay có chế độ bảo hành trung bình chỉ khoảng 2 năm. Một số dòng máy cao cấp hơn sẽ có thời gian bảo hành lâu hơn một chút có thể là 3-4 năm.

Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm chọn mua máy ảnh hay bạn nên tham khảo.

Leave a Comment

các Bài viết liên quan

Thông tin doanh nghiệp

Đăng ký nhận tin

  • Copyright 2020 © RAOVATGIADINH.VN
  • A member of LAVENDER GROUP