Cách ứng xử với mẹ chồng các nàng dâu nên học hỏi

by Trang web mặc định

Khi mới bước chân về làm dâu bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ và xa lạ với gia đình chồng. Hãy cố gắng tìm cách rút ngắn khoảng cách với mẹ chồng để có được cuộc sống êm ấm. Cùng raovatgiadinh học hỏi một số cách ứng xử với mẹ chồng được chia sẻ bên dưới.

Không bao giờ được phán xét hay tranh cãi – cách ứng xử với mẹ chồng bạn đặc biệt lưu ý

Không tránh khỏi những lúc bạn khó chịu vì những lời nói, kiểu ứng xử, cách giải quyết sự việc của mẹ chồng.

Sự nín nhịn sẽ tích tụ lại trong lòng bạn, thành quả bom nổ chậm để có thể bùng phát khi có một vấn đề bức xúc nào đó “châm ngòi”.

Khi đó, thay vì chỉ trích, to tiếng, giận dữ… bạn hãy nhớ lại điều đầu tiên: Mình chỉ là “người thứ 2”, để cố giữ bình tĩnh, từ tốn nói với bà ấy rằng, bạn cũng là một thành viên trong nhà.

Bạn có cách làm việc, ứng xử riêng.

Bạn biết mẹ thương chồng mình, yêu cháu… Nhưng xin bà hãy tôn trọng cuộc sống của bạn… Hãy để vợ chồng bạn tự quyết định những vấn đề của mình… “Nói phải củ cải cũng nghe!”. Nhất định mẹ chồng bạn sẽ hiểu .

Tìm hiểu về mẹ chồng – hiểu được mẹ chồng bạn sẽ có cách ứng xử phù hợp

Hãy xác định, bạn và mẹ chồng sẽ không thể mãi là những người xa lạ.

Vì thế, để có thể sống chung hòa thuận, hãy cố gắng tìm hiểu về “đối tác”.

Hãy chủ động bắt chuyện một cách thân thiện. Để ý xem bà ấy thích nói về vấn đề gì?

Đối với hầu hết các bà mẹ, chuyện về đứa con trai yêu quí luôn là đề tài bất tận không bao giờ chán. Bạn hãy hỏi mẹ chồng về thời thơ ấu, những ngày còn đi học… của con trai bà, hỏi về công việc, cuộc sống và kể cả về cách sống chung với mẹ chồng của bà ấy… Qua đó bạn có thể biết được những sở thích, thói quen của bà và cả những điều mẹ chồng đang mong đợi ở con dâu.

Mặt khác, bạn chia sẻ những sở thích của mình, khôi phục những sở thích đã từng có của bà ấy để cùng làm như đi bộ, chơi cầu lông, dạo phố…

Qua đó, bạn tìm cho mình cách sống hòa hợp với “chủ nhà”.

>> Xem thêm: Cùng học cách chào hỏi chuyên nghiệp trong giao tiếp

Mình luôn là người thứ 2 trong lòng chồng sau mẹ chồng

Mình chỉ là “Người đàn bà thứ 2” như lời tác giả Phan thị Vĩnh Hà trong bài thơ cùng tên. Dù được chồng yêu quí, chiều chuộng cách mấy, thì nàng dâu cũng xếp sau mẹ chồng.

Nhận thức được như vậy thì con dâu mới không gồng mình lên để “chiến đấu”, không cố tìm mọi cách để “vượt mặt” mẹ chồng.

Tỏ ra cần sự giúp đỡ – cách ứng xử với mẹ chồng hay bạn nên tham khảo

Có thể bạn không cần, nhưng vẫn tỏ ra cần sự tư vấn của mẹ chồng. Chắc chắn bà ấy sẽ rất vui. Ví dụ như, rủ bà cùng đi chợ, hỏi bà về cách chọn thực phẩm, cách nấu những món ăn mà cả nhà yêu thích… Ngay cả trong mối quan hệ giữa vợ chồng bạn, cũng có thể hỏi mẹ chồng, để chứng tỏ bạn luôn coi mẹ chồng là quan trọng.

Luôn tôn trọng mẹ chồng – bố mẹ là người lớn bạn tuyệt đối phải tôn trọng

Có thể bạn không thích, không yêu thương, dù mẹ chồng nhếch nhác, quê mùa, không có trình độ, học thức… thì bạn vẫn phải tôn trọng bà ấy bởi đó là người đã sinh ra và nuôi nấng chồng bạn.

Tôn trọng không có nghĩa là nịnh bợ, giả dối mà là tôn trọng những lời nói, những quyết định,… của bà ấy, dù có khi bạn thấy thật vô lý, khó chịu và bực bội.

Từ từ rồi bạn hãy bày tỏ quan điểm của mình khi có dịp chứ không nên nhảy chồm chồm lên mà cãi lại. Còn nếu bà cứ khăng khăng giữ ý kiến của mình thì bạn hãy bàn bạc với chồng, tìm cách giải quyết như nhờ chồng giải thích hay khuyên mẹ…

Nếu vẫn không thu được kết quả, có thể âm thầm làm theo cách mà bạn và chồng cho là tốt nhất.

Khi mẹ chồng biết chuyện thì sự việc đã rồi. Bạn và chồng có thể nói lời xin lỗi một cách nhún nhường. Chẳng ai lại giận một người đã xin lỗi.

Bài viết trên đây đã tổng hợp một số chia sẻ về cách ứng xử với mẹ chồng, hy vọng thông tin bài viết hữu ích cho bạn. Chúc bạn có được cuộc sống hạnh phúc, êm ấm cùng gia đình chồng.

Leave a Comment

các Bài viết liên quan

Thông tin doanh nghiệp

Đăng ký nhận tin

  • Copyright 2020 © RAOVATGIADINH.VN
  • A member of LAVENDER GROUP